Bố trí phòng thích hợp cho người già thể hiện sự quan tâm thiết thực của con cháu trong nhà

Trong một gia đình Việt Nam, thường có hai hoặc ba thế hệ chung sống. Người  già được ví như “nóc” của ngôi nhà. Bố trí phòng thích hợp cho người già thể hiện sự quan tâm thiết thực của con cháu trong nhà. Người già thường được ưu tiên sống ở tầng trệt vì tuổi cao khó đi lên xuống cầu thang. Nhưng tầng trệt lại thường sử dụng làm phòng khách, bếp và do đó, diện tích dành cho người già ở thường bó hẹp. Cần phải cân nhắc giữa nhu cầu phòng của người già và các nhu cầu phòng khác để tìm ra cách bố trí thích hợp.

Người già cần có một không gian sinh hoạt riêng, nơi kín đáo trong nhà. Người già không thích hợp với những chấn động thần kinh mạnh, cần có khoảng cách với những không gian thường ồn ào (phòng khách, phòng chơi của trẻ, phòng sinh hoạt chung, nơi nghe nhạc, xem tivi). Trong nhà có người già, nên bố trí đẻ các cụ có một phòng riêng, yên tĩnh và khép kín.

KÍCH THƯỚC PHÙ HỢP TRONG PHÒNG NGỦ

Phòng ngủ của người già cần bố trí cửa sổ thấp để có thể ngồi nhìn ra bên ngoài được. Sàn nhà nên lát bằng loại vật liệu có độ bám, tránh trơn nhẵn. Sàn gỗ giữ được độ ấm và mềm mại, không dễ trơn trượt, lỡ ngã cũng ít tai nạn hơn sàn gạch men. Nếu có thể, dùng thảm trải trong phòng là an toàn nhất. Nhưng tránh kiểu trải các tấm thảm nhỏ rải rác, vì có thể gây vấp ngã. Trong phòng, không nên đặt quá nhiều đồ đạc mà phai để khoảng trống thích hợp, thuận tiện cho việc di chuyển quanh phòng. Nêu bố trí bàn thấp, làm nơi để vật dụng, tiếp khách và cũng có thể làm bàn ăn khi cần thiết. Bàn chỉ nên cao khoảng 70cm, có thể gấp vào thành tường cho gọn. Ghế tựa vửa đủ cao để chân chạm sàn nhà khi ngồi, khoảng 40-50cm, lưng ghế đủ cao để tựa đầu thoải mái, có đệm lưng ghế. Hạn chế các vật dụng có góc cạnh sắc như kính, kim loại trong phòng ngủ.

Giường ngủ nên thấp, thành giường không nhô cao. Đầu giường ngủ nên có gắn nút chuông báo động, đèn ngủ sử dụng loại có hẹn giờ tắt và chiết áp điều chỉnh được cường độ sáng. Công tắc đèn phải dễ bật, thậm chí nối đường dây công tắc vào trong màn để người già không phải với tay, mò mẫm trong bóng tối. Phòng người già nên có đèn đêm, ánh sáng dịu, thuận tiện cho người chăm sóc đi lại, quan sát trong đêm.

Tường phòng nên phẳng, không làm các trang trí gờ chỉ cầu kỳ, có thể nguy hiểm khi người già bị vấp ngã. Màu sắc trong phòng nên chọn các màu ấm, nóng. Cần có độ tương phản giữa các màu tường và màu đồ đạc vật dụng để người già dễ nhận biết, dễ dàng thấy trong bóng tối.

KHU VỆ SINH CÓ ĐỘ AN TOÀN CAO

Phòng vệ sinh cho người già phải bố trí ở nơi kín đáo, tránh gió lùa khi mở cửa. Cửa ra vào phòng vệ sinh nên mở ra phía ngoài. Nên dùng loại khóa có chìa mở từ bên ngoài và chốt bên trong. Điều này đạc biệt hữu ích khi người già bị ngã, bất tỉnh trong phòng vệ sinh, con cháu ở ngoài có thể nhanh chóng vào cứu. người già thường hay đi vệ sinh về đêm. Cần bố trí công tắc đèn ở gần tầm tay, dễ sờ thấy và dùng loại công tắc có đèn báo trong bóng tối. Loại công tắc to bản, màu sẫm dễ thấy tốt hơp là các loại nhỏ, mảnh và màu trắng.

Khu vệ sinh dành cho người già cần đặt các tấm cao su gai để tránh trơn trượt trên sàn gạch men. Rất nhiều trường hợp người già bị tai nạn do vấp ngã trong khu vệ sinh. Nếu được trải loại đệm này, bước chân người già sẽ đỡ va vấp.

Sử dụng bồn tắm cho người già cần lắp thêm thanh tay vịn với độ cao tối đa bằng vành bồn tắm tối đa tính từ sàn nhà. Dùng tấm phẳng bằng gỗ có bản lề làm nơi ngồi tắm cho người già đặt trên thành bồn hoặc sử dụng loại ghế có bánh xe. Loại bồn tắm có thành thấp hoặc lắp đặt nửa chìm xuống sàn là tốt nhất. Vòi hoa sen loại cầm tay có thể xoay dễ điều chỉnh lượng nước, cần gạt loại “gật gù”, có dấu hiệu đỏ và xanh cho ngước nóng và nước lạnh ở vị trí dễ thấy. Người già thường hay quên gạt lại vị trí cho vòi nước, nên rất dễ bị bỏng hoặc nhầm lẫn giữa vòi sen và vòi xả. Chậu rửa tay cần đặt thấp, chiều cao từ sàn đến thành chậu dưới 80cm. Bàn cầu cũng nên lắp tay vịn nghiêng. Các vật dụng nên lắp ở vị trí thấp, giới hạn tối đa là 1,7m vì người già khi lấy đồ vật ở tầm cao đó đã phải với tay.

PHÙ HỢP CHO NGƯỜI DÙNG XE LĂN

Trong nhà có người già không đi lại được phải dùng xe lăn hoặc người khuyết tật nên tạo ra độ dốc thoải ở các bậc thềm tam cấp. Cửa ra vào mở rộng vừa chỗ cho xe lăn đi qua. Các cửa nên mở ra ngoài, để người đi xe lăn dễ thoát hiểm khi cần thiêt. Tránh thay đổ các cao độ sàn không cần thiết. Đường đi không nên mấp mô, quanh co, rải sỏi đá thưa thớt.

Các công tắc điều khiển tắt mở ánh sáng, thông gió điều hòa, cửa sổ, rèm cửa, chuông báo hiệu và những tứ thiết yếu khác cần bố trí ở phạm vi tầm vận động của người trên xe lắn (đọ cao từ 1,0 đến 1,2m). Cầu thang phải có hệ thống chiếu sáng tốt, mặt bậc thang không nghiêng và trơn.

Trong phòng nên sử dụng cửa đóng, mở tự động, cửa đẩy, cửa xoay thay cho loại cửa đi quá nặng hoặc cửa quay có nhiều cánh. Các tay nắm cửa đi phải dễ thao tác và được lắp đặt ở độ cao không quá 1.1m.

Người già caanfd có điều kiện sống thoải mái, phù hợp, mới có tuổi thọ cao và minh mẫn, giúp ích cho con cháu. Bố trí phòng thích hợp cho người già là thể hiên sự quan tâm thiết thực của con cháu.

KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN YẾU TỐ TIỆN NGHI CHO NGƯỜI GIÀ, BẠN DỄ MẮC PHẢI SAI LẦM KHÔNG CÓ CƠ HỘI SỬA CHỮA. CHỈ MỘT SƠ SẢY NHỎ TRONG SỬ DỤNG, NGƯỜI GIÀ RẤT DỄ BỊ TAI NẠN, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG KHU VỆ SINH VÀ TẠI CÁC BẬC THỀM NHÀ

Ngày đăng:

Liên hệ qua Facebook

Bài viết mới nhất

Dịp cuối năm, nhiều người có nhu cầu tham khảo các bản vẽ nhà trên mạng xã hội để sang năm mới khởi công xây nhà. Nhiều người tranh luận khi đặt vấn đề: Có nên bỏ thêm chi phí thuê thiết kế hay chỉ cần tham khảo và xin bản vẽ trên mạng là đủ?

Dưới đây là câu chuyện anh Nguyễn Hùng kể và các cuộc thảo luận của bạn đọc báo vnexpress về vấn đề này:

Xây nhà tiền tỷ nhưng tiếc tiền thuê kiến trúc sư thiết kế

Không cần phải có chuyên môn của người làm công tác thống kê, song việc lập một hệ thống sổ sách theo dõi đầy đủ cẩn thận sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn cảnh về quá tình xây dựng bất cứ lúc nào. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí và cho bạn yên tâm hơn vì không sợ thất thoát.

Cách kiểm soát chi tiêu khi xây nhà - kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực hiện hợp đồng thi công là một công việc liên quan đến giá trị hàng trăm triệu đồng, có thể hàng tỷ đồng. Do đó, bạn cần soạn ra một hợp đồng chặt chẽ, chi tiết và đặt rõ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi mỗi bên, phòng trường hợp xảy ra sự cố, đây là chứng cứ trước pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bạn

Tự soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực tế cho thấy, việc sử dụng không gian dưới cầu thang thông minh có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá khu lưu trữ đó nhé!

9 cách sử dụng không gian dưới gầm cầu thang một cách thông minh giúp bạn lưu trữ hiệu quả

Một căn bếp tiện nghi không chỉ giúp cho không gian sống trở nên đẹp hơn mà còn tạo cảm hứng cho những người nội trợ. Chính vì vậy, tủ bếp hiện đại là thứ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình.

Các mẫu tủ bếp hiện đại dự đoán là xu hướng 2020 cho nhà thêm tiện nghi và sang trọng

Những mẫu tủ bếp đẹp làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, tủ nhôm kính, inox,... Thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại chắc chắn sẽ chiều lòng những vị khách khó tính nhất.

Mẫu tủ bếp đẹp chiều lòng những vị khách khó tính nhất

Làm nhà theo phương thức nào là một bài toán không dễ giải đúng, nhưng khá nhiều người nhanh chóng có câu trả lời: “Giao khoán nhân công, chủ nhà lo vật liệu là khỏe nhất !”. Thực ra, quản lý phần vật tư chưa hẳn đã là cách quản lý hiệu quả nhất. Nếu như không quan tâm đến các công đoạn tổ chức thi công, giám sát chặt chẽ từng khâu sử dụng vật tư, bạn vẫn gặp phải nguy cơ chi phí phần vật tư đội lên như thường.

Nên xây nhà theo phương thức nào - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.

Tính toán vật tư cần thiết trước khi xây nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Quán rượu, khách sạn, đến nhà thờ với tiếng chuông reo... được ông Bernard tái hiện trong ngôi làng nhỏ trước nhà mình.

Đôi vợ chồng xây ngôi làng thu nhỏ trước nhà

Không tìm hiểu kỹ về thợ, không giám sát thợ... khiến nhiều gia chủ thêm tốn kém, thậm chí phải đập đi sửa lại.

Những sai lầm khi sửa nhà dễ khiến bạn mất tiền oan

Bài viết theo chủ đề

Dịp cuối năm, nhiều người có nhu cầu tham khảo các bản vẽ nhà trên mạng xã hội để sang năm mới khởi công xây nhà. Nhiều người tranh luận khi đặt vấn đề: Có nên bỏ thêm chi phí thuê thiết kế hay chỉ cần tham khảo và xin bản vẽ trên mạng là đủ?

Dưới đây là câu chuyện anh Nguyễn Hùng kể và các cuộc thảo luận của bạn đọc báo vnexpress về vấn đề này:

Xây nhà tiền tỷ nhưng tiếc tiền thuê kiến trúc sư thiết kế

Không cần phải có chuyên môn của người làm công tác thống kê, song việc lập một hệ thống sổ sách theo dõi đầy đủ cẩn thận sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn cảnh về quá tình xây dựng bất cứ lúc nào. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí và cho bạn yên tâm hơn vì không sợ thất thoát.

Cách kiểm soát chi tiêu khi xây nhà - kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực hiện hợp đồng thi công là một công việc liên quan đến giá trị hàng trăm triệu đồng, có thể hàng tỷ đồng. Do đó, bạn cần soạn ra một hợp đồng chặt chẽ, chi tiết và đặt rõ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi mỗi bên, phòng trường hợp xảy ra sự cố, đây là chứng cứ trước pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bạn

Tự soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Làm nhà theo phương thức nào là một bài toán không dễ giải đúng, nhưng khá nhiều người nhanh chóng có câu trả lời: “Giao khoán nhân công, chủ nhà lo vật liệu là khỏe nhất !”. Thực ra, quản lý phần vật tư chưa hẳn đã là cách quản lý hiệu quả nhất. Nếu như không quan tâm đến các công đoạn tổ chức thi công, giám sát chặt chẽ từng khâu sử dụng vật tư, bạn vẫn gặp phải nguy cơ chi phí phần vật tư đội lên như thường.

Nên xây nhà theo phương thức nào - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.

Tính toán vật tư cần thiết trước khi xây nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Không tìm hiểu kỹ về thợ, không giám sát thợ... khiến nhiều gia chủ thêm tốn kém, thậm chí phải đập đi sửa lại.

Những sai lầm khi sửa nhà dễ khiến bạn mất tiền oan

NẾU BẠN KHÔNG LẬP DỰ TRÙ KINH PHÍ TRƯỚC MỘT KHOẢN CHI TIÊU LỚN ĐỂ XÂY NHÀ, BẠN RẤT DỄ LÂM VÀO CẢNH “MÉO MẶT” ĐỂ LO KINH PHÍ VÀO GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA CÔNG TRÌNH, LÚC BẠN ĐÃ QUÁ MỆT MỎI VÌ NHIỀU THỨC KHÁC NHAU. DỰ TRÙ KINH PHÍ CÒN LÀ BẢNG DỰ TRÙ VẬT LIỆU ĐỂ BẠN SO SÁNH VỚI QUÁ TRÌNH THI CÔNG THỰC TẾ

Dự trù kinh phí trước lúc làm nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Rất nhiều người quan niệm rằng ngôi nhà chỉ đẹp ở mặt tiền. Khi thuê kiến trúc sư, họ cũng yêu cầu trước tiên được xem kiểu mặt tiền. Nhưng thực ra, khi thiết kế nhà ở,  quan trọng nhất là tổ chức không gian sống thích hợp, tiện lợi theo yêu cầu của chủ nhân. Cũng như điều quan trọng nhất của bộ quần áo phải làm người mặc thấy thoải mái, không bị mất tự nhiên rồi mới đến vẻ đẹp hình thức.

Mặt tiền tạo ấn tượng về ngôi nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ
Hotline: 098.1243.588