Ngôi nhà 3 tầng  nổi bật nhất làng nhưng WC chỉ rộng 3 m2, bồn cầu hay tắc giấy. Đây là lỗi rất nhiều nhà mới mắc phải khi không có sự am hiểu về thiết kế kiến trúc và không có sự tư vấn chuyên môn từ những người có kinh nghiệm.

Sau nhiều năm tích góp, gia đình bà Đăng có một ngôi nhà cấp bốn đang ở và thêm một mảnh đất ở Thái Bình. Đầu năm 2016, ông bà bán mảnh đất được 500 triệu, muốn xây mới nhà 3 tầng giữa khu sân vườn rộng 300 m2. Cả đời mới xây nhà nên bà Đăng, 62 tuổi, quyết tâm làm thật hoành tráng, kiên cố dù chỉ có hai ông bà ở. Cả ba người con đều đã có nhà riêng ở Thái Bình hoặc Hà Nội.

tin tuc kien truc noi that dong duong

Nhiều gia đình chỉ quan tâm làm nhà có vẻ ngoài nổi bật mà ít để tâm tới khu vệ sinh, nhà bếp. Ảnh minh họa: NHPD.

Nhà xây trên mặt bằng khoảng 60 m2 với các loại nguyên vật liệu tốt nên tổng chi phí lên tới một tỷ đồng. Các con cũng đóng góp thêm để bố mẹ làm nhà. Tất cả các chi tiết gỗ trong nhà như cửa ra vào, tay vịn cầu thang... đều được làm bằng gỗ lim, pơ mu... nên giá thành cao. Gia đình còn mua cả bộ sofa gỗ chạm trổ hơn 50 triệu cho phòng khách. Ba phòng ngủ đều có giường gỗ lim trị giá gần chục triệu mỗi chiếc, tủ gỗ đinh hương bốn cánh giá 15 triệu đồng.

Bà Đăng giải thích, xây dựng nhà to đẹp để có chỗ thờ cúng khang trang, phòng tiếp khách bề thế, con cháu cũng sẽ về nhiều hơn khi có nơi ngủ nghỉ thoải mái. Ngoài ra, gia đình cũng được "nở mày nở mặt" với hàng xóm vì con cái hiếu thảo, biếu bố mẹ tiền làm nhà. 

Dù vậy, ngôi nhà lại có WC khá nhỏ. Ban đầu, bà Đăng còn định không làm phòng vệ sinh trong nhà vì sợ có mùi. Trước đây, gia đình bố trí bếp nấu và khu vệ sinh xí xổm ở tách biệt bên ngoài, cách nhà chính khoảng 20m. Sau đó, các con thuyết phục ông bà nên làm WC trong nhà tránh ra ngoài đường đêm hôm dễ ngã. Miễn cưỡng làm theo ý con nhưng ông bà cũng chỉ đầu tư tối thiểu với các thiết bị rẻ nhất có thể.

Nhà 3 tầng nhưng ông bà chỉ bố trí 2 WC ở tầng một và hai. Bởi vậy, con cái về nghỉ trên tầng 3 lại phải chạy xuống tầng dưới để đi. WC nhỏ 3 m2 cũng không phân tách khu khô-ướt. Bởi vậy, mỗi khi có người tắm xong, nước lại bắn ướt hết cả sàn nhà, bệ bồn cầu. Bà Đăng phải lụi hụi lau khô để tránh cho người sử dụng sau bị dính nước. Ngoài ra, bồn cầu chất lượng kém nên chỉ cần ai vứt nhiều giấy hơn một chút lại bị tắc. Bà phải đặt thêm thùng rác để vứt giấy vệ sinh.

Cũng giống gia đình bà Đăng, ông Tuấn (Hải Phòng) cũng có ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng 80m2 xây cách đây 3 năm nhưng không đầu tư cho các tiện ích hàng ngày. Gia đình ông chỉ quan tâm xây nhà cao, phòng khách phải ấn tượng với đồ đạc đắt tiền. Ông là trưởng họ nên dịp Tết, giỗ, đại gia đình tập trung rất đông. Bởi vậy, ông làm phòng khách liên thông với phòng ăn rộng thênh thang để kê được nhiều bàn ăn nhất khi cần. Trong nhà có đủ loại đồ điện tử đắt tiền như tivi màn hình rộng 30 triệu kết nối được mạng, đầu hát karaoke để con cháu có thể tụ tập ca hát.

Riêng khu bếp, ông bà đầu tư rất sơ sài với các giá kệ đơn giản. Tổng chi phí cho tủ bếp, chậu rửa, vòi nước, mặt đá cũng chưa bằng chiếc tivi. Bởi vậy, mới được vài năm, khu nấu nướng đã rất ọp ẹp, các vách tủ gỗ công nghiệp bị bong, thỉnh thoảng lại thấy bột gỗ rơi xuống phía dưới. Diện tích bếp chật chội, chậu rửa bát khá nhỏ nên khi nấu vướng víu. Tủ bếp không được thiết kế hợp lý nên có những ngăn bỏ không mà vẫn thiếu chỗ để đồ. Dịp tụ họp đông người, con ông phải đem thịt cá, rau củ ra ngoài sân để chế biến.

KTS Ngọc Anh cho biết, hiện ở các tỉnh và thành phố nhỏ, vẫn có nhiều gia đình giữ tư tưởng xây dựng nhà thật to, đầu tư phòng khách tốn kém để lấy tiếng. Trong khi đó, bếp, WC là những nơi hay được sử dụng nhiều thì có chi phí đầu tư thấp nên nhanh chóng xuống cấp và phải thay mới.

Kiến trúc sư khuyên, các gia đình nên thay đổi tư tưởng "xây nhà vì người khác" mà hãy "làm nơi ở cho mình". Ngôi nhà chỉ cần có số tầng, số phòng vừa đủ, các thiết bị điện tử không nên quá đắt tiền, đồ nội thất rời như tủ quần áo, bàn ghế, giường không nên cầu kỳ, rườm rà. Ngược lại, nên ưu tiên cho bếp, WC bởi đó là nơi có tần suất sử dụng cao. Các khu chức năng này nhất thiết phải có diện tích rộng, đầu tư các thiết bị chất lượng. Bởi việc sửa chữa, thay mới các chi tiết ở hai khu vực này mệt mỏi hơn nhiều so với mua sắm bàn ghế, tủ giường.

Trích báo vnexpress.vn/ An Yên

Ngày đăng:

Liên hệ qua Facebook

Bài viết mới nhất

Dịp cuối năm, nhiều người có nhu cầu tham khảo các bản vẽ nhà trên mạng xã hội để sang năm mới khởi công xây nhà. Nhiều người tranh luận khi đặt vấn đề: Có nên bỏ thêm chi phí thuê thiết kế hay chỉ cần tham khảo và xin bản vẽ trên mạng là đủ?

Dưới đây là câu chuyện anh Nguyễn Hùng kể và các cuộc thảo luận của bạn đọc báo vnexpress về vấn đề này:

Xây nhà tiền tỷ nhưng tiếc tiền thuê kiến trúc sư thiết kế

Không cần phải có chuyên môn của người làm công tác thống kê, song việc lập một hệ thống sổ sách theo dõi đầy đủ cẩn thận sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn cảnh về quá tình xây dựng bất cứ lúc nào. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí và cho bạn yên tâm hơn vì không sợ thất thoát.

Cách kiểm soát chi tiêu khi xây nhà - kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực hiện hợp đồng thi công là một công việc liên quan đến giá trị hàng trăm triệu đồng, có thể hàng tỷ đồng. Do đó, bạn cần soạn ra một hợp đồng chặt chẽ, chi tiết và đặt rõ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi mỗi bên, phòng trường hợp xảy ra sự cố, đây là chứng cứ trước pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bạn

Tự soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực tế cho thấy, việc sử dụng không gian dưới cầu thang thông minh có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá khu lưu trữ đó nhé!

9 cách sử dụng không gian dưới gầm cầu thang một cách thông minh giúp bạn lưu trữ hiệu quả

Một căn bếp tiện nghi không chỉ giúp cho không gian sống trở nên đẹp hơn mà còn tạo cảm hứng cho những người nội trợ. Chính vì vậy, tủ bếp hiện đại là thứ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình.

Các mẫu tủ bếp hiện đại dự đoán là xu hướng 2020 cho nhà thêm tiện nghi và sang trọng

Những mẫu tủ bếp đẹp làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, tủ nhôm kính, inox,... Thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại chắc chắn sẽ chiều lòng những vị khách khó tính nhất.

Mẫu tủ bếp đẹp chiều lòng những vị khách khó tính nhất

Làm nhà theo phương thức nào là một bài toán không dễ giải đúng, nhưng khá nhiều người nhanh chóng có câu trả lời: “Giao khoán nhân công, chủ nhà lo vật liệu là khỏe nhất !”. Thực ra, quản lý phần vật tư chưa hẳn đã là cách quản lý hiệu quả nhất. Nếu như không quan tâm đến các công đoạn tổ chức thi công, giám sát chặt chẽ từng khâu sử dụng vật tư, bạn vẫn gặp phải nguy cơ chi phí phần vật tư đội lên như thường.

Nên xây nhà theo phương thức nào - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.

Tính toán vật tư cần thiết trước khi xây nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Quán rượu, khách sạn, đến nhà thờ với tiếng chuông reo... được ông Bernard tái hiện trong ngôi làng nhỏ trước nhà mình.

Đôi vợ chồng xây ngôi làng thu nhỏ trước nhà

Không tìm hiểu kỹ về thợ, không giám sát thợ... khiến nhiều gia chủ thêm tốn kém, thậm chí phải đập đi sửa lại.

Những sai lầm khi sửa nhà dễ khiến bạn mất tiền oan

Bài viết theo chủ đề

Quán rượu, khách sạn, đến nhà thờ với tiếng chuông reo... được ông Bernard tái hiện trong ngôi làng nhỏ trước nhà mình.

Đôi vợ chồng xây ngôi làng thu nhỏ trước nhà

Ngôi nhà 3 tầng  nổi bật nhất làng nhưng WC chỉ rộng 3 m2, bồn cầu hay tắc giấy. Đây là lỗi rất nhiều nhà mới mắc phải khi không có sự am hiểu về thiết kế kiến trúc và không có sự tư vấn chuyên môn từ những người có kinh nghiệm.

Gia chủ bất tiện đủ đường vì nhà tiền tỷ nhưng lơ là bếp và WC

Căn nhà này tọa lạc trên một con phố nhỏ thuộc thành phố London, nước Anh. Nhà gốc đã được chia làm đôi để bán cho 2 gia đình khác nhau nên nó được gọi là “căn nhà một nửa”. Sau khi sửa sang lại, căn nhà trở thành tổ ấm lý tưởng mà mọi gia đình trẻ đều ao ước.

Thiết kế thông minh đáng học hỏi của 'Căn nhà một nửa'

Tiểu cảnh độc đáo được bố trí bằng cách sắp xếp các khối hộp chồng lên nhau thành vườn đứng đẹp mắt và độc đáo

Cách bố trí tiểu cảnh độc đáo ít chiếm diện tích

Trong phong thủy người ta thường quan tâm đến cửa chính, là nơi quan trọng dẫn khí và điềm tốt – xấu vào trong nhà như “cái miệng”. Nhưng cửa sổ cũng rất quan trọng và được ví von như “cặp mắt thần” của ngôi nhà, có vai trò phong thủy không nhỏ và giúp giảm chi phí năng lượng.

Bố trí cửa sổ đúng cách giúp đón lộc rước quý nhân ghé nhà

Theo phong thủy nhà bếp, hướng Nam là một trong những vị trí đặt nhà bếp tốt nhất bởi nó hòa hợp với yếu tố Hỏa trong ngũ hành. Công danh, sự nghiệp của chủ nhà hay mọi thành viên trong nhà đều tốt đẹp.

Cách chọn màu sắc cho nhà bếp hút tài vượng khí

Sau khi cải tạo, ngôi nhà cấp bốn ở Vô Tích (Trung Quốc) lột xác thành nơi ở hiện đại giữa vườn rau, hoa lá và vật nuôi. 

Cải tạo nhà kho bỏ hoang thành nhà vườn xanh mướt

Do những đặc điểm về địa lý và khí hậu, kiến trúc xây dựng nhà ở và cách sắp xếp, bài trí không gian sống trong ngôi nhà nông thôn Bắc bộ có những nét độc đáo, phản ánh một phần kho tàng văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của dân tộc và tài hoa của những cư dân nơi đây.

Kiến trúc truyền thống đồng bằng Bắc Bộ
Hotline: 098.1243.588