Cách đặt bếp ăn cho ngôi nhà của bạn

Từ những căn bếp cổ xưa nhất đến những nhà bếp hiện đại của ngày hôm nay, đều mang đến cho con người ít nhất hai điều: sự ấm cúng và miếng ăn ngon. Có thể nói một cách không ngoai dụ rằng căn bếp của mỗi nhà là trung tâm, là trái tim của một gia đình.

Đối với gia đình nào thì bếp cũng là nơi các thành viên quây quần, tụ họp nhau trong những bữa cơm. Người ta gắn bó, sinh hoạt với nhau khá nhiều trong căn bếp, phòng ăn.

Bạn đã bao giờ thử nhẩm tính cuộc đời bạn dùng bao nhiêu thời gian sinh hoạt trong bếp? Bếp, phòng ăn và phòng ngủ là những nơi con người sử dụng thường xuyên và nhiều thời gian nhất. Trong phòng ngỷ đa phần là sinh hoạt tĩnh (ngủ, nghỉ ngơi) thì phòng bếp lại là sinh hoạt động (nấu nướng, dọn rửa, sửa soạn, ăn uống).

Cũng chính lý do nhà bếp là nơi sử dụng thường xuyên nên rất cần sự tiện lợi, sạch sẽ và gọn gàng. Bố trí dây chuyền hoạt động hợp lý trong bếp tạo cho bạn cảm giác thoải mái, an toàn suốt quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, quan tâm đến những chi tiết nhỏ để nâng cao tính tiện ích, khoa học cũng góp phàn làm giảm nhẹ gánh nặng cho người phụ nữ, những chủ nhân “suốt đời” của căn bếp.

VỊ TRÍ ĐẶT BẾP TRONG NHÀ

Bếp ngày nay đã là một khu trung tâm của ngôi nhà. Phương tiện nấu nướng ngày một hiện đại hơn, khiến bếp không bị ô nhiễm, ngày càng vệ sinh, sạch sẽ. Bếp thường có vị trí ở tầng 1, phía sau nhà phù hợp với sự kín đáo riêng tư. Nhưng nhà phố, góc phía sau thường kín, bí, đặt bếp ở đó thường làm mùi thức ăn và khí thải lưu cữu, tù  đọng, luẩn quẩn bay trong nhà. Bạn có thể “mạnh dạn” đưa bếp lên tầng 2, vừa đi lại thuận tiện từ khu vực phòng ngủ vừa có thông thoáng tốt hơn. Kiểu phòng ăn, bếp thông với phòng khách thành một không gian liên hoàn được ưa chuộng không chỉ ở trong các nhà có diện tích đất hạn chế, mà ngay cả chủ nhân một số biệt thự cũng ưa chuộng. Điều đó nói lên tính chất sinh hoạt hiện đại thay thế cho quan niệm bếp là chỗ “lúi xùi” cần tránh xa gian chính. Với kiểu phòng ăn đó, chiếc tủ để bát đĩa đẹp, tủ rượu lại chính là tấm bình phong tượng trung ngăn cách không gian phòng ăn với phòng khách đẹp nhất.

Rất không nên bố trí bếp ở gầm cầu thang để tiết kiệm diện tích. Cầu thang thường là nơi thông thoáng chung cho cả căn nhà, bố trí bếp ở đó sẽ làm toàn bộ mùi thức ăn bốc lên tỏa đi khắp nhà, gây ô nhiễm cho các phòng sinh hoạt. Nếu nhà bạn quá chật phải bố trí bếp ở đó, cố gắng làm hệ thống hút mùi thật tốt.

BỐ TRÍ DÂY CHUYỀN LÀM VIỆC HỢP LÝ TRONG BẾP

Nhà bếp là nơi sử dụng thường xuyên nên rất cần sự tiện lợi, sạch sẽ và gọn gàng. Bố trí dây chuyền hoạt động hợp lý trong bếp, quan tâm đến những chi tiết nhỏ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, an toàn suốt quá trình làm việc. hoạt động trong bếp thường diễn ra theo các trình tự: chuẩn bị, nấu ăn, dọn rửa. Dây chuyền này cũng như một dây chuyền công nghiệp của nhà máy cần phải được bố trí hợp lý để tránh sự đi lại nhiều, chồng chéo giữa hoạt động của nhiều người cùng làm việc. Việc bố trí bếp với tiêu điểm chính bệ bếp cân nhắc kỹ càng.

Dây chuyền hợp lý là tạo được tam giác giữa ba khu vực: bàn soạn, bếp nấu, bồn rửa trong đó khoảng cách không quá xa. Nếu nằm trên một đường thẳng (trên cùng một tủ bếp) thì phải theo thứ tự: bếp nấu, bàn soạn, bồn rửa để tránh nước từ bồn rửa bắn vào khu vực nấu. Nếu bếp rộng, người ta tách riêng hai khu vực nấu và sửa soạn riêng biệt. Khu vực sửa soạn bao gồm bàn bệ bếp trong khoảng 0.75m – 0.8m là hợp lý, chiều rộng tùa 0,5m – 0,6m. Vị trí bếp nấu không được gần cửa sổ để tránh gió lùa xoogn ngược khói và mùi thức ăn vào trong phòng. Chú ý bố trí khu để  bát trong tủ tường ngay trên chậu rửa để nước chảy xuống không làm ướt bàn bếp

Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm, không nên đặt tùy tiện trong phòng mà nên đặt gần bàn soạn, giúp cho việc lấy thực phẩm ra nhanh chóng. Chiều cửa tủ mwor ra không được ngược lại với hướng bếp.

bo tri bep an trong nha, kinh nghiem xay nha

tủ bếp chữ L bố trí ngăn nắp hiệu quả

Một căn bếp không rộng cũng sẽ hoạt động hiệu quả nếu thiết lập được vị trí hợp lý giữa các thiết bị. Các kiểu bố trí bếp thông dụng nhất là dạng hình chữ U, chữ L, bếp hình chữ I kê dọc theo một mặt tường. Diện tích rộng rãi hơn có thể làm bếp hình vuông.

YÊU CẦU THÔNG THOÁNG TRONG BẾP

Khi sử dụng đung nấu, một phòng bếp thường sản sinh ra nhiều khí CO, CO2 độc hại. Hơi nước và các gia vị từ các món xào nấu cũng làm cho bếp thường xuyên ẩm ướt, nặng mùi. Nếu không có biện pháp thông hơi tích cực, căn bếp của bạn dễ dàng là yếu tố gây ô nhiễm cho toàn bộ căn nhà của bạn.

Mùi thức ăn, hơi nước trong quá trình đun nấu sẽ bám vào tường, đồ đạc phá hoại lớp bảo vệ bên ngoài, gây ố mốc, ám khói và xuống cấp nhanh chóng. Dù thiết bị đun nấu theo kiểu gì thì bếp cũng cần được thông thoáng. Bếp mở được cửa sổ là điều kiện tốt nhất, nhưng nếu ở vị trí không thể trổ cửa, cần có quạt hút mùi phía trên bếp nấu và quạt thông gió gắn tường để tạo thành luồn đối lưu, liên tục đưa không khí mới vào phòng.

Ngay cả khi bếp của bạn có nhiều cửa sổ, bạn cũng nên nghĩ đến biện pháp chủ động dẫn khói và mùi ra ngoài, bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể mở cửa sổ . Một lý do nữa là nhiều khi mở cửa sổ lại làm gió đẩy ngược khói vào trong nhà. Thiết bị dẫn khói chỉ đơn giản là quạt hút và đường ống dẫn ra ngoài. Loại máy hút khói có than hoạt tính xử lý khói ngay từ màng lọc cũng tốt trong điều kiện bạn không có lối thoát hơi nào khác (bếp ở phòng kín không có cửa sổ hoặc khe thoáng). Tuy nhiên sử dụng một thời gian phải thay thế màng lọc vì mất tác dụng. Các thiết bị đun nấu, khử mùi dụng cụ giúp cho công đoạn làm bếp thêm sạch sẽ, tiện nghi ngày một phát triển, khiến người nội trợ thấy thoải mái khi vào bếp, đồng thời cũng làm cho mọi thành viên trong gia đình thấy thoải mái, dễ chịu, đem lại cảm giác ngon miệng cho mỗi bữa ăn.

SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC TRONG BẾP.

Bếp thường có nhiều đồ vật nhỏ, có cán treo như nồi niêu xoong chảo, cốc tách cần làm các giá có móc treo cho những đồ vật này. Có thể làm móc phía dưới các đợt ngăn. Để những vật dụng lớn phía trên và móc treo vật dụng nhỏ phía dưới. Lưu ý tủ tường phía trên nhỏ (khoảng 30-45cm tính từ tường ra) để tránh đụng đầu.

Trong bếp rộng, nên có giá để đồ bằng thép hoặc inox không rỉ, có nhiều đợt từ sàn lên cao khoản 2m, giống như một quầy để đồ trong siêu thị. Bạn hãy sắp xếp các đồ vật lớn nặng để phía dưới, các đồ nhỏ dùng thường xuyên phía trên, đặt ngay ngắn theo thứ tự từng chủng loại. Làm như vậy không những giúp bạn tìm kiếm dễ dàng các đồ vật không mất thời gian mà căn bếp luôn sạch sẽ, gọn gàng.

TÍNH TOÁN KỸ KHI ĐÓNG TỦ BẾP

Vật liệu làm tủ bếp chính là gỗ và mặt bàn đá. Gỗ tự nhiên thường sử dụng là gỗ thông, lim, bạch tùng, v.v… Hoàn thiện mặt ngoài có thể là vecni để nguyên vân gỗ hay sơn các màu. Hiện nay đa phần tủ bếp làm bằng gỗ ván ép công nghiệp, tuy có vẻ đẹp bề mặt và dễ dàng thi công, lắp đặt nhưng khó sử dụng lâu dài (thường hỏng hoặc xuống cấp trầm trọng sau vài ba năm). Những vật liệu khác như inox, PVC tạo được độ bền cho bếp, nhưng ít được sử dụng do hình thức sản phẩm chưa bát mắt. Có thể bố trí ghế cao để người làm bếp lâu khỏi mệt mỏi.

Kích thước, độ cao của tủ bếp cần được tính toán theo chiều cao và nhu cầu, thói quen của người sử dụng bếp. Tận dụng triệt để các độ cao để làm không gian chứa các đồ vật nhỏ. Có thể là các giá bằng kim loại, các ngăn to nhỏ theo kích thước đồ vật, tạo nên một trật tự ngăn nắp dễ dàng lấy đồ vật không mất thời gian tìm kiếm. Người phụ nữ Việt Nam có vóc dáng nhỏ, cần có chiều cao tủ bếp phù hợp, không vì quan niệm “tiêu chuẩn quốc tế” mà làm cho người sử dụng cảm thấy không thoải mái trong căn bếp, “vương quốc” của riêng mình.

Không để tường phía trên quá lớn, gây đụng đầu người nấu ở tư thế cúi, tủ này cũng không nên treo quá cao, cánh cửa cần ohair để người phụ nữ đứng với tay mở được. Tủ dưới cần có phần lùi vào làm hốc để chân. Người đứng sát gần bếp không cảm thấy bị chật chội. Khoảng cách giữa tủ bếp và các vật gần nhất như bàn ghế ngồi ăn hay bàn soạn nằm giữa phòng tối thiểu là 1,0m, đảm bảo cho người cúi xuống lấy đồ ở ngăn dưới không bị vướng. Các ngăn nhỏ phía dưới tủ bếp rất cần thiết khi đựng các đồ lặt vặt. Nên làm các ngăn kéo này rút ra được sẽ tận dụng được tối ta không gian giữa các ngăn. Thùng rác trong bếp cũng cần được quan tâm. Thông thường đặt phía dưới chậu rủa là thích hợp vì đay là nơi sản sinh ra rác nhiều nhất. Thùng rác có nắp kín, có bánh xe đẩy vào phía dưới chậu rửa tạo sự gọn gàng, vệ sinh cần thiết.

CĂN BẾP DÙ LỚN HAY NHỎ CŨNG PHẢI BỐ TRÍ ĐƯỢC DÂY CHUYỀN HOẠT ĐỘNG HỢP LÝ. QUAN TÂM ĐẾ YẾU TỐ THÔNG THOÁNG TRONG BẾP LÀM CHO NGÔI NHÀ KHÔNG BỊ Ô NHIỄM LÀ GÓP PHẦN LÀM CUỘC SỐNG NHÀ BẠN THÊM TIỆN NGHI.

Ngày đăng:

Liên hệ qua Facebook

Bài viết mới nhất

Dịp cuối năm, nhiều người có nhu cầu tham khảo các bản vẽ nhà trên mạng xã hội để sang năm mới khởi công xây nhà. Nhiều người tranh luận khi đặt vấn đề: Có nên bỏ thêm chi phí thuê thiết kế hay chỉ cần tham khảo và xin bản vẽ trên mạng là đủ?

Dưới đây là câu chuyện anh Nguyễn Hùng kể và các cuộc thảo luận của bạn đọc báo vnexpress về vấn đề này:

Xây nhà tiền tỷ nhưng tiếc tiền thuê kiến trúc sư thiết kế

Không cần phải có chuyên môn của người làm công tác thống kê, song việc lập một hệ thống sổ sách theo dõi đầy đủ cẩn thận sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn cảnh về quá tình xây dựng bất cứ lúc nào. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí và cho bạn yên tâm hơn vì không sợ thất thoát.

Cách kiểm soát chi tiêu khi xây nhà - kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực hiện hợp đồng thi công là một công việc liên quan đến giá trị hàng trăm triệu đồng, có thể hàng tỷ đồng. Do đó, bạn cần soạn ra một hợp đồng chặt chẽ, chi tiết và đặt rõ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi mỗi bên, phòng trường hợp xảy ra sự cố, đây là chứng cứ trước pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bạn

Tự soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực tế cho thấy, việc sử dụng không gian dưới cầu thang thông minh có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá khu lưu trữ đó nhé!

9 cách sử dụng không gian dưới gầm cầu thang một cách thông minh giúp bạn lưu trữ hiệu quả

Một căn bếp tiện nghi không chỉ giúp cho không gian sống trở nên đẹp hơn mà còn tạo cảm hứng cho những người nội trợ. Chính vì vậy, tủ bếp hiện đại là thứ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình.

Các mẫu tủ bếp hiện đại dự đoán là xu hướng 2020 cho nhà thêm tiện nghi và sang trọng

Những mẫu tủ bếp đẹp làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, tủ nhôm kính, inox,... Thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại chắc chắn sẽ chiều lòng những vị khách khó tính nhất.

Mẫu tủ bếp đẹp chiều lòng những vị khách khó tính nhất

Làm nhà theo phương thức nào là một bài toán không dễ giải đúng, nhưng khá nhiều người nhanh chóng có câu trả lời: “Giao khoán nhân công, chủ nhà lo vật liệu là khỏe nhất !”. Thực ra, quản lý phần vật tư chưa hẳn đã là cách quản lý hiệu quả nhất. Nếu như không quan tâm đến các công đoạn tổ chức thi công, giám sát chặt chẽ từng khâu sử dụng vật tư, bạn vẫn gặp phải nguy cơ chi phí phần vật tư đội lên như thường.

Nên xây nhà theo phương thức nào - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.

Tính toán vật tư cần thiết trước khi xây nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Quán rượu, khách sạn, đến nhà thờ với tiếng chuông reo... được ông Bernard tái hiện trong ngôi làng nhỏ trước nhà mình.

Đôi vợ chồng xây ngôi làng thu nhỏ trước nhà

Không tìm hiểu kỹ về thợ, không giám sát thợ... khiến nhiều gia chủ thêm tốn kém, thậm chí phải đập đi sửa lại.

Những sai lầm khi sửa nhà dễ khiến bạn mất tiền oan

Bài viết theo chủ đề

Dịp cuối năm, nhiều người có nhu cầu tham khảo các bản vẽ nhà trên mạng xã hội để sang năm mới khởi công xây nhà. Nhiều người tranh luận khi đặt vấn đề: Có nên bỏ thêm chi phí thuê thiết kế hay chỉ cần tham khảo và xin bản vẽ trên mạng là đủ?

Dưới đây là câu chuyện anh Nguyễn Hùng kể và các cuộc thảo luận của bạn đọc báo vnexpress về vấn đề này:

Xây nhà tiền tỷ nhưng tiếc tiền thuê kiến trúc sư thiết kế

Không cần phải có chuyên môn của người làm công tác thống kê, song việc lập một hệ thống sổ sách theo dõi đầy đủ cẩn thận sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn cảnh về quá tình xây dựng bất cứ lúc nào. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí và cho bạn yên tâm hơn vì không sợ thất thoát.

Cách kiểm soát chi tiêu khi xây nhà - kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Thực hiện hợp đồng thi công là một công việc liên quan đến giá trị hàng trăm triệu đồng, có thể hàng tỷ đồng. Do đó, bạn cần soạn ra một hợp đồng chặt chẽ, chi tiết và đặt rõ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi mỗi bên, phòng trường hợp xảy ra sự cố, đây là chứng cứ trước pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bạn

Tự soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Làm nhà theo phương thức nào là một bài toán không dễ giải đúng, nhưng khá nhiều người nhanh chóng có câu trả lời: “Giao khoán nhân công, chủ nhà lo vật liệu là khỏe nhất !”. Thực ra, quản lý phần vật tư chưa hẳn đã là cách quản lý hiệu quả nhất. Nếu như không quan tâm đến các công đoạn tổ chức thi công, giám sát chặt chẽ từng khâu sử dụng vật tư, bạn vẫn gặp phải nguy cơ chi phí phần vật tư đội lên như thường.

Nên xây nhà theo phương thức nào - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.Vật liệu chính là thành phần chủ chốt tạo nên ngôi nhà của bạn. không có kế hoạch sử dụng vật liệu cho từng giai đoạn mà chia kiểu ăn đong là cách dễ nhất để đội chi phí, đồng thời bạn không kiểm soát nổi việc sử dụng có hợp lý và đảm bảo định mức.

Tính toán vật tư cần thiết trước khi xây nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Không tìm hiểu kỹ về thợ, không giám sát thợ... khiến nhiều gia chủ thêm tốn kém, thậm chí phải đập đi sửa lại.

Những sai lầm khi sửa nhà dễ khiến bạn mất tiền oan

NẾU BẠN KHÔNG LẬP DỰ TRÙ KINH PHÍ TRƯỚC MỘT KHOẢN CHI TIÊU LỚN ĐỂ XÂY NHÀ, BẠN RẤT DỄ LÂM VÀO CẢNH “MÉO MẶT” ĐỂ LO KINH PHÍ VÀO GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA CÔNG TRÌNH, LÚC BẠN ĐÃ QUÁ MỆT MỎI VÌ NHIỀU THỨC KHÁC NHAU. DỰ TRÙ KINH PHÍ CÒN LÀ BẢNG DỰ TRÙ VẬT LIỆU ĐỂ BẠN SO SÁNH VỚI QUÁ TRÌNH THI CÔNG THỰC TẾ

Dự trù kinh phí trước lúc làm nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ

Rất nhiều người quan niệm rằng ngôi nhà chỉ đẹp ở mặt tiền. Khi thuê kiến trúc sư, họ cũng yêu cầu trước tiên được xem kiểu mặt tiền. Nhưng thực ra, khi thiết kế nhà ở,  quan trọng nhất là tổ chức không gian sống thích hợp, tiện lợi theo yêu cầu của chủ nhân. Cũng như điều quan trọng nhất của bộ quần áo phải làm người mặc thấy thoải mái, không bị mất tự nhiên rồi mới đến vẻ đẹp hình thức.

Mặt tiền tạo ấn tượng về ngôi nhà - Kinh nghiệm làm nhà cho gia chủ
Hotline: 098.1243.588